Ngưỡng cửa mắt cửa trong nhà gỗ truyền thống.
Ngưỡng cửa trong nhà gỗ cổ: Nhà gỗ cổ truyền là mẫu nhà gỗ đã có từ lâu đời, Cho đến ngày nay mẫu nhà này vẫn vô cùng được yêu thích vì sự gần gũi và cảm giác yên bình mà nó mang lại. Không những thế căn nhà còn mang đậm nét kiến trúc truyền thống, giữ gìn những giá trị văn hóa của cha ông để lại.
Được cấu tạo từ vô số các cấu kiện,chi tiết cấu tạo lớn nhỏ. Mỗi bộ phận lại có một tên gọi và chức năng khác nhau.Hãy cùng nhà gỗ xứ đoài tìm hiểu về một chi tiết trong nhà gỗ cổ đó là ngưỡng cửa và mắt cửa mà có thể nhiều quý khách hàng còn chưa biết đến.
Ngưỡng cửa trong nhà gỗ cổ truyền
Ngưỡng cửa trong nhà gỗ dân gian việt nam là cấu kiện nối hàng cột chính, (cột bức bàn-cột quân),chạy suốt phía trước ngôi nhà. Nó chính là chỗ để đặt đố, làm then cửa, là nơi để đỡ những cánh cửa bằng gỗ dày và chắc chắn mà khi bình thường để làm cánh cửa.
Ngưỡng cửa thường có chiều cao từ mặt ngưỡng xuống dưới nền nhà khoảng 30cm,phía dưới ngưỡng cửa là hệ thống xà chân ,lá cổ được chạm khắc hoa văn tinh sảo. Phía dưới cùng sát mặt nền thường được làm bằng cổ đá tăng them phần cổ kính và trang trọng.
Ngưỡng cửa thường có cấu trúc cổ điển, cao ngang hoặc thấp hơn đầu gối một chút. Thế nhưng hiện tại ngưỡng cửa đã có nhiều thay đổi để phù hợp hơn với thời đại và phong thủy, cũng như điều kiện sinh hoạt của gia đình.

Ý nghĩa và chức năng của ngưỡng cửa nhà gỗ
Đây là phần làm tăng thêm tính thẩm mỹ cho nếp nhà gỗ truyền thống, giúp ngôi nhà trở nên cân đối và hài hòa.
Ngưỡng cửa nhà gỗ còn mang nhiều ý nghĩa văn hóa sâu sắc. Chúng ta thường thấy ngưỡng cửa của nhà gỗ cổ truyền có thiết kế cao hơn. Ngưỡng cửa còn để phân biệt trong và ngoài nhà. Nó cũng buộc người ta trước khi bước vào nhà phải nhìn xuống, nhấc chân cao và bước thận trọng hơn. Cũng nhắc khách đến nhà phải chầm chậm lại, nhìn trước nhìn sau trước khi đặt chân từ hiên vào nhà.
Đây cũng chính là nơi mà chúng ta khi quét nhà người ta sẽ phải dừng lại để hót rác chứ không phải hất luôn ra ngoài. Điều này có nghĩa là những thứ dù tốt hay xấu chỉ trong phạm vi gia đình chứ không tiết lộ ra bên ngoài.
Ngưỡng cửa còn là một miền ký ức và hoài niệm.

Ngưỡng cửa còn là nơi để lưu giữ những kỷ niệm và hồi tưởng về quá khứ, là cả một thế giới đầy bí ẩn và hấp dẫn của tuổi thơ.
Xa xưa ngưỡng cửa nơi gian giữa – gian thờ phụng – phụ nữ ít khi được đi qua. Nhà có nếp thường mở toang cửa chính, đồng thời mở một cánh cửa gian phụ. Khách khứa, đàn ông trong nhà được đi cửa chính. Phụ nữ trong gia đình thường đi cửa phụ.

Một số lưu ý khi sử dụng ngưỡng cửa trong nhà gỗ
Tránh để nước và những vật dụng bừa bãi trước ngưỡng cửa: Theo phong thủy không nên để nước trước ngưỡng cửa một cách bừa bãi. Chỉ nên đặt ở những nơi vượng tài, có lợi cho cuộc sống và đặc biệt là hợp tuổi với gia chủ.
Trong quá trình sử dụng hết sức cẩn thận vì phần mặt ngưỡng thường hay bước qua rất dễ xảy ra va quệt. Tránh làm xước sát gây mất thẩm mỹ.Nếu xảy ra sước sát nên có biện pháp chà nhám phun sơn lại để đảm bảo thẩm mỹ và không ảnh hưởng đến tài lộc của gia chủ.

Mắt cửa trong nhà gỗ cổ truyền
Một chi tiết nhỏ mà rất ít ai để ý tới đó là mắt cửa trong nhà gỗ cổ truyền.
Là một thanh gỗ nhỏ được liên kết qua bạo cửa ngang phía trên cửa bức bàn. Được cắm xuyên qua quang cửa phía trong nhà thông qua lỗ mộng. Và được khóa thông qua chốt cửa bằng tre.
Phía đầu thanh gỗ trước cửa bức bàn thường được chạm khắc hoa văn ở 2 bên phía trên bạo cửa ở mỗi gian.
Ý nghĩa của mắt cửa trong văn hóa tâm linh
Trong văn hóa tâm linh của người việt thì mắt cửa của ngôi nhà có thể nhìn thấu mọi hành động của chúng ta. Qua đó dẫn dắt và soi đường chỉ lối cho chúng ta không mắc phải những sai lầm. Luôn dõi theo,quan sát và che chở chúng ta trong cuộc sống.
Làm nhà gỗ cổ truyền ở đâu?
Nhà gỗ xứ đoài là một gia đình làm nghề gia truyền lâu năm. Tính đến thời điểm này đã là đời thứ 3 theo nghề dựng nhà gỗ cổ truyền.
Đứng đầu là nghệ nhân Nguyễn Đình Tĩnh,người đã gắn bó với nghề từ năm 17 tuổi. Với kinh nghiệm và tâm huyết. Đến nay đã ngoài 60 tuổi ông vẫn miệt mài với nghề gia truyền của cha ông truyền lại.
Kết hợp với đó là thế hệ các con,các cháu trong gia đình,các bác các chú thợ kinh nghiệm. Tâm huyết,tay nghề cao đều là anh em trong gia đình nhà gỗ xứ đoài.

Thế mạnh của nhà gỗ xứ đoài
Là gia đình làm nghề nên thi công trực tiếp không qua trung gian. Với phương châm”mục sở thị”đến tận nơi,làm tận gốc. Nhà gỗ xứ đoài khuyến khích khách hàng gần xa đến tham quan trực tiếp nhà xưởng. Tham quan nhà mẫu thực tế để trải nghiệm và có cái nhìn sâu hơn về nhà cổ.
+ Khâu lựa chọn,kiểm định gỗ khắt khe. Sẻ sấy chuẩn chỉ đảm bảo thẩm mỹ và độ bền cao cho công trình.
+ Sàm đóng chau chuốt,cẩn thận,kín đáo,đục chạm sắc nét,hoàn thiện kỹ càng,nhẵn nhọi. Đội ngũ thợ đục,chạm khắc đều là các thành viên con cháu trong nhà theo học nghề từ nhỏ.
+ Máy móc trang thiết bị tối tân,dàn cầu trục trọng lượng lớn đảm bảo tiến độ thi công. Mặt bằng nhà xưởng rộng dãi với 2 xưởng chính thi công và 1 xưởng phun sơn hoàn thiện.
+ Bảo hành công trình theo hợp đồng,với mỗi một nếp nhà là một đứa con tinh thần. Ngoài thi công nhà cổ,nhà gỗ xứ đoài còn nhận làm công nhà cổ. Bảo tồn trùng tu nhà cổ,tôn tạo di tích. Thi công Đình,Chùa trên cả nước.
Liên hệ nhà gỗ xứ đoài
Mọi thông tin về thi công chùa gỗ lim 3 gian,5 gian hay các hình thức nhà cổ khác,chất liệu khác. Xin quý khách vui long liên hệ:
Nhà gỗ xứ đoài 1: Đường phúc lợi Khu công nghiệp làng nghề mộc truyền thống. Xã canh nậu-huyện thạch thất-tỉnh hà tây cũ
Nhà gỗ xứ đoài 2: Đường bắc đám sào Khu công nghiệp làng nghề mộc truyền thống. Xã canh nậu-huyện thạch thất-tỉnh hà tây cũ
Điện thoại LH: 0936.184.333 _ Mr. Tiến hoặc 08.3773.6565_ Nghệ nhân: Nguyễn Đình Tĩnh
Nhà gỗ xứ đoài___Vang vọng tiếng xưa…