Cải tạo trùng tu nhà gỗ xoan cổ năm 1906
Cải tạo trùng tu nhà gỗ xoan cổ truyền niên đại 113 năm tại Hà Nội
CĐT: Chú Dũng
Đ/C: Huyện Thanh Oai-TP Hà Nội
Công cuộc bảo tồn,trùng tu nhà gỗ cổ truyền là công cuộc hết sức cần thiết để lưu giữ lại những di sản mà cha ông để lại. Nó biểu hiện trình độ tiến hóa về mọi mặt của dân tộc.
Giữ lại như vậy chẳng phải để người ta hài lòng về những cổ tích ấy, mà chính là để nối cuộc sống của hiện tại và tương lai vào cuộc sống tinh thần của quá khứ. Cho cuộc sống tinh thần ấy luôn luôn nhắc nhở mọi người nhớ đến những hồi vinh nhục chung. Nhớ đến những ngày mà sự tiến hóa xã hội đã không cho phép quay trở lại nữa.
Huyện Thanh Oai nằm ở phía nam ngoại thành của thủ đô Hà Nội, nằm cách trung tâm thành phố khoảng 15 km
Thanh Oai có nét đặc trưng của nền văn hóa đồng bằng Bắc Bộ với rất nhiều đình chùa cổ kính và những làng nghề lâu đời.
Cùng với rất nhiều huyện ven đô của Hà Nội , hay ven thành phố lớn thì Thanh Oai (mảnh đất trăm nghề) nơi có rất nhiều làng nghề truyền thống thủ công xưa và làng nghề mới.
Kế hoạch cải tạo trùng tu nhà gỗ xoan
Qua khảo sát hiện trạng chúng tôi đã có những nhận xét về hiện trạng và phương án trùng tu như sau:
Hiện tại nền nhà đã quá thấp so với sân và mặt đường. Phương án trùng tu là nâng nhà cao lên 40cm bằng cách dùng chân đá tảng bồng.
Thay 6 cột hiên bằng vật liệu gỗ xoan do cột cũ đã yếu do mối mọt.Thay một số hoành đã yếu hỏng bằng vật liệu gỗ xoan ta( xoan vườn), thay một số bánh dong ( ván dong) đã yếu không còn khả năng đỡ hoành.
Thay mới hệ rui chồng bằng chất liệu gỗ lim nam phi loại 1 ( gỗ lim tali)
Về cơ bản khung nhà còn chắc chắn, chịu lực còn tốt, hoa văn chạm khắc đẹp. Chỉ tút tát lại, gắn vá những chi tiết cấu kiện gây mất thẩm mỹ.
Chà nhám sạch sẽ,quét lót bảo vệ gỗ và phun sơn cho toàn bộ công trình.
Vì công trình nhà gỗ xoan cổ còn khá chắc chắn nên việc tu bổ cải tạo nhà gỗ cũng không có quá nhiều thay đổi. Chủ yếu là nâng nhà, thay mới một số cấu kiện, chau chuốt lại công trình thêm bền lâu và tăng tính thẩm mỹ cho công trình.
Hình ảnh thực tế quá trình cải tạo trùng tu nhà gỗ







Lợp ngói thủ công cho công trình
Công trình sửa chữa được sử dụng vật liệu ngói mũi hài thủ công(ngói đất nung). Ngói mũi hài là loại ngói, được làm từ nguyên liệu chính là đất nung. Thiết kế phần mũi chóp lên giống như chiếc hài.
Kiểu dáng phần đầu thu gọn lại và uốn cong lên trên, có hoa văn giống như mũi của chiếc hài ngày xưa nên được gọi là ngói mũi hài.
Ưu điểm ngói mũi hài thủ công:
Khả năng chịu nhiệt tốt, hạn chế hấp thụ nhiệt và ánh sáng, do đó tạo cảm giác mát mẻ cho không gian bên trong. Với khả năng chống chịu tốt trước mọi điều kiện thời tiết, chống nhiệt, chống thấm.
Thiết kế mỏng nhẹ nhưng lại rất chắc chắn, có thể dễ dàng vận chuyển khi lợp. Độ bền rất lâu, trường tồn cùng công trình kiến trúc rất lâu dài mà không sợ mục nát.
Màu sắc rêu phong theo năm tháng đậm chất cổ xưa theo thời gian.
Gía thành tốt hơn so với ngói mũi hài nhà máy(ngói mũi hài tráng men)
Ý nghĩa trong việc sửa chữa nhà gỗ cổ truyền.
Gìn giữ những giá trị vật chất cũng như tinh thần ngôi nhà của cha ông để lại.
Tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà và đảm bảo độ bền lâu hơn theo năm tháng.
Thay đổi một số chi tiết để phù hợp hơn với lối sống hiện tại.
Tiết giảm được nhiều chi phí só với làm mới mà vẫn đảm bảo độ bền lâu và thẩm mỹ cao.
Công cuộc bảo tồn,trùng tu nhà gỗ cổ truyền là công cuộc hết sức cần thiết để lưu giữ lại những di sản mà cha ông để lại. Nó biểu hiện trình độ tiến hóa về mọi mặt của dân tộc.
Giữ lại như vậy chẳng phải để người ta hài lòng về những cổ tích ấy, mà chính là để nối cuộc sống của hiện tại và tương lai vào cuộc sống tinh thần của quá khứ. Cho cuộc sống tinh thần ấy luôn luôn nhắc nhở mọi người nhớ đến những hồi vinh nhục chung. Nhớ đến những ngày mà sự tiến hóa xã hội đã không cho phép quay trở lại nữa.
Quy trình thực hiện sửa chữa cải tạo nhà gỗ cổ.
Khảo sát hiện trạng kỹ lưỡng, tham khảo nguyện vọng và ý tưởng của gia chủ.
Nhận xét và đánh giá hiện trạng, tư vấn phương án sửa chữa cải tạo với gia chủ.
Lên dự toán và báo giá chi tiết từng hạng mục sửa chữa, trùng tu.
Sửa chữa,lắp dựng,hoàn thiện công trình và bàn giao cho gia chủ.
Cải tạo trùng tu nhà gỗ ở đâu?
Nhà gỗ xứ đoài là một gia đình làm nghề gia truyền lâu năm. Tính đến thời điểm này đã là đời thứ 3 theo nghề dựng nhà gỗ cổ truyền.
Đứng đầu là nghệ nhân Nguyễn Đình Tĩnh,người đã gắn bó với nghề từ năm 17 tuổi. Với kinh nghiệm và tâm huyết. Đến nay đã ngoài 60 tuổi ông vẫn miệt mài với nghề gia truyền của cha ông truyền lại.
Kết hợp với đó là thế hệ các con,các cháu trong gia đình,các bác các chú thợ kinh nghiệm. Tâm huyết,tay nghề cao đều là anh em trong gia đình nhà gỗ xứ đoài.
Thế mạnh của nhà gỗ xứ đoài
Là gia đình làm nghề nên thi công trực tiếp không qua trung gian. Với phương châm”mục sở thị”đến tận nơi,làm tận gốc. Nhà gỗ xứ đoài khuyến khích khách hàng gần xa đến tham quan trực tiếp nhà xưởng. Tham quan nhà mẫu thực tế để trải nghiệm và có cái nhìn sâu hơn về nhà cổ.
+ Khâu lựa chọn,kiểm định gỗ khắt khe. Sẻ sấy chuẩn chỉ đảm bảo thẩm mỹ và độ bền cao cho công trình.
+ Sàm đóng chau chuốt,cẩn thận,kín đáo,đục chạm sắc nét,hoàn thiện kỹ càng,nhẵn nhọi. Đội ngũ thợ đục,chạm khắc đều là các thành viên con cháu trong nhà theo học nghề từ nhỏ.
+ Máy móc trang thiết bị tối tân,dàn cầu trục trọng lượng lớn đảm bảo tiến độ thi công. Mặt bằng nhà xưởng rộng dãi với 2 xưởng chính thi công và 1 xưởng phun sơn hoàn thiện.
+ Bảo hành công trình theo hợp đồng,với mỗi một nếp nhà là một đứa con tinh thần. Ngoài thi công nhà cổ,nhà gỗ xứ đoài còn nhận làm công nhà cổ. Bảo tồn trùng tu nhà cổ,tôn tạo di tích. Thi công Đình,Chùa trên cả nước.
Liên hệ nhà gỗ xứ đoài
Mọi thông tin về cổng nhà 5 gian hay các hình thức nhà cổ khác,chất liệu khác. Xin quý khách vui long liên hệ:
Nhà gỗ xứ đoài 1: Đường phúc lợi Khu công nghiệp làng nghề mộc truyền thống. Xã canh nậu-huyện thạch thất-tỉnh hà tây cũ
Nhà gỗ xứ đoài 2: Đường bắc đám sào Khu công nghiệp làng nghề mộc truyền thống. Xã canh nậu-huyện thạch thất-tỉnh hà tây cũ
Điện thoại LH: 0936.184.333 _ Mr. Tiến hoặc 08.3773.6565_ Nghệ nhân: Nguyễn Đình Tĩnh
Nhà gỗ xứ đoài___Vang vọng tiếng xưa…