Chữ viết thượng lương câu đầu nhà gỗ cổ truyền
Chữ viết thượng lương câu đầu nhà gỗ cổ truyền thể hiện điều gì?
Câu đầu và thượng lương nhà gỗ cổ truyền là gì?
Thượng lương nhà gỗ là gì?
Thượng lương nhà gỗ hay còn gọi là cái nóc nhà, là điểm giao giữa trên phần mái trước và mái sau nhà gỗ.
Thanh thượng lương được làm bằng gỗ có độ dày khoảng 12cm đến 15cm,độ rộng khoảng 18cm đến 22cm,tùy vào kích thước mỗi nhà.
Số lượng thượng lương tương ứng với số gian(mỗi gian sẽ có một thượng lương)
Trên thượng lương ở các gian biên thường được khắc ngày tháng cất nóc,gian giữa thường là chữ hán nôm.
Ngoài ra thượng lương còn có nhiệm vụ là kết cấu đỡ phần bờ nóc phía trên mái nhà.
Câu đầu nhà gỗ là gì?
Câu đầu chính là phần dầm ngang chính đặt trên cùng và gác lên 2 cột cái, là cấu kiện khóa các cột cái trong khung.
Phần câu đầu được trang trí nhiều hoa văn và họa tiết tinh xảo và có ý nghĩa.
Phần cật câu ở giữa thường được viết chữ hán nôm theo dạng câu đối thơ,phần lưng câu đầu sẽ được đặt thước tầm( cây sào mực lên trên).
Thượng lương và câu đầu của nhà gỗ cổ truyền là cấu kiện không thể thiếu và là nơi để các nghệ nhân chế tác thổi hồn vào bằng các hoa văn chạm khắc tỷ mỉ.
Chữ viết thượng lương câu đầu này tiết lộ những điều quy phạm liên quan đến sức khỏe của những thành viên trong gia đình, danh vọng gia đình và sự phát triển kinh tế. Vậy nên cần phải lựa chọn người viết trên nóc câu đầu thật chu đáo.
Chữ viết thượng lương câu đầu nhà gỗ cổ truyền?
Chữ viết trên câu đầu nhà gỗ
Trên câu đầu của nhà gỗ cổ truyền thông thường sẽ là chữ Hán Nôm. Người viết phải là những thầy đồ có kinh nghiệm,có tâm.
Câu đầu trước hết là câu đối nên phải tuân thủ theo cách viết của câu đối. Đó có thể là một câu thơ đối cổ, đối song quan, đối cách cú hay đối gối hạc. Do đoạn câu đầu thường rất ngắn nên xưa nay người ta vẫn chọn đối thơ.
Đối thơ lại được chia ra thành đối năm chữ, đối bảy chữ. Nhưng do viết làm sao để chữ cuối trong câu rơi vào chữ sinh tuân theo quy luật “sinh – lão – bệnh – tử” nên lựa chọn 5 chữ thì khi viết sẽ rơi vào chữ sinh.
Chữ viết trên câu đầu của nhà gỗ cổ truyền nói lên mong ước trừ ma, diệt tà . Giúp cho con cháu đời sau luôn được hưởng nhiều điều tốt đẹp của trời đất.

Chữ viết trên thượng lương nhà gỗ cổ truyền
Thượng lương hay còn được gọi là cái nóc. Dòng chữ ghi trên thượng lương cũng phải là người có kinh nghiệm, các thầy viết chữ Hán Nôm. Chữ viết trên nóc giữa : Nóc nhà rất quan trọng nhiều người làm nhà phải chọn riêng cái nóc nhà bằng gỗ không ôm tâm ” gỗ cật” hay một loại gỗ quí khác.
Trước hết, phải chọn điểm bắt đầu. Dòng chữ được viết bằng chữ Hán, theo lối viết cổ từ trái sang phải, từ trên xuống dưới theo quy luật bằng trắc nhất định. Điểm bắt đầu phía bên tay phải từ ngoài nhìn vào được xác định để viết chữ nóc,
Với chữ nóc phải viết sao cho số chữ cuối cùng đứng vào chữ sinh để cầu mong người vật của gia đình. Dòng họ luôn sinh sôi phồn thịnh. Chữ sinh đếm theo vòng đời tự nhiên qua bốn giai đoạn là sinh – lão – bệnh – tử rồi quay lại vòng mới bắt đầu từ chữ sinh.
Nội dung của chữ nóc luôn là điều tốt đẹp, thờ gia tiên từ thế hệ này qua thế hệ khác. Cho đời sau biết và an tâm sinh sống, thờ cúng gia tiên. Như vậy số chữ có chữ cuối đứng vào chữ sinh là các số 5, 9, 13, 17, 21, 25… Xem chữ nóc có thể biết được giờ, ngày, tháng, năm cất nóc.

Quy trình chữ viết thượng lương câu đầu nhà gỗ cổ truyền
Bước 1: chọn số chữ ghi trên nóc và câu đầu( việc này sẽ do thầy quyết định)
Bước 2: Khi có số chữ sẽ cân đối để chia khoảng cách giữa các chữ sao cho khi viết sẽ cân đối và hài hòa,khoảng cách các nét chữ đều nhau.
Bước 3: Thầy nho sẽ viết chữ trực tiếp lên trên nóc
Bước 4: Can lại chữ viết của Thầy để đục hoặc khắc CNC (khắc chìm hoặc khắc nổi)
Bước 5: Tô lại chữ đã khắc bằng mực tàu hoặc dát vàng lá tùy vào mức độ đầu tư của gia chủ.
Bước 6: Phun sơn phủ lên mặt chữ để giữ cho chữ không thấm nước,bảo quản mực lâu dài theo năm tháng.

Lễ cất nóc nhà gỗ cổ truyền
Chuẩn bị cho lễ cất nóc
Lễ thượng lương ( cất nóc) ,được tiến hành vào một ngày hoàng đạo. Giờ đẹp phù hợp với gia chủ và được chuẩn bị với đầy đủ các đồ cúng như:
– Một mâm xôi – một con gà (gà có thể thay thế bằng thủ lợn ngậm đuôi lợn)
– Một đĩa gạo – đĩa muối
– Một đĩa trầu, cau
– Một chai rượu, lạng chè, bao thuốc, nước
– Quần áo, mũ quan Thần Linh, hia, hương, vàng, nến,tiền giấy,ngựa giấy
– Hoa quả
– Bát hương, lọ hoa
Qúa trình cất nóc
Với những mong muốn của gia chủ, thầy cúng sẽ chuẩn bị những bài khấn. Và tiến hành khấn theo bài lễ đã có sẵn sau khi đã chuẩn bị đầy đủ lễ vật. Các bà, các cụ cao tuổi trong gia đình cũng có mặt từ rất sớm để cùng tham gia vào buổi lễ này
Thanh thượng lương trước khi được đặt lên sẽ được bọc vải đỏ và bên trong có một chút tiền lộc cầu may. Hai bên thanh được cài vào một lá vạn tuế. Lá vạn tuế không chỉ mang nét đẹp khỏe khoắn,mà còn được tin rằng đem lại may mắn, tài lộc. Tạo sự ổn định và vững chắc trong sự nghiệp
Đi cùng với mâm lễ là một tờ lá sớ văn cúng thượng lương, ghi đầy đủ ngày tháng. Tên gia chủ- gia quyến. Cùng nội dung văn tế gửi lên các thần linh, thổ địa, gia tiên với ước muốn và tâm nguyện chính:
Lễ thượng lương ( cất nóc),cầu mong thần linh ban phước, ban ơn cho tiếp tục hoàn thiên căn nhà. Cho quá trình xây dựng tiếp theo được diễn ra một cách thuận lợi. Được thời tiết ủng hộ cũng còn người. Gia chủ cũng như đội thợ thi công được bình an, không xảy ra sự cố gì
Lễ thượng lương cũng là sự cầu khấn của gia chủ cùng gia quyến. Trong nhà về sự may mắn, tài lộc trong công việc làm ăn. Gia đình được hạnh phúc, yên ấm, con cháu được mạnh khỏe, thông minh.

Làm nhà gỗ cổ truyền uy tín ở đâu?
Nhà gỗ xứ đoài là một gia đình làm nghề gia truyền lâu năm. Tính đến thời điểm này đã là đời thứ 3 theo nghề dựng nhà gỗ cổ truyền.
Đứng đầu là nghệ nhân Nguyễn Đình Tĩnh,người đã gắn bó với nghề từ năm 17 tuổi. Với kinh nghiệm và tâm huyết. Đến nay đã ngoài 60 tuổi ông vẫn miệt mài với nghề gia truyền của cha ông truyền lại.
Kết hợp với đó là thế hệ các con,các cháu trong gia đình,các bác các chú thợ kinh nghiệm. Tâm huyết,tay nghề cao đều là anh em trong gia đình nhà gỗ xứ đoài.

Thế mạnh của nhà gỗ xứ đoài
Là gia đình làm nghề nên thi công trực tiếp không qua trung gian. Với phương châm”mục sở thị”đến tận nơi,làm tận gốc. Nhà gỗ xứ đoài khuyến khích khách hàng gần xa đến tham quan trực tiếp nhà xưởng. Tham quan nhà mẫu thực tế để trải nghiệm và có cái nhìn sâu hơn về nhà cổ.
+ Khâu lựa chọn,kiểm định gỗ khắt khe. Sẻ sấy chuẩn chỉ đảm bảo thẩm mỹ và độ bền cao cho công trình.
+ Sàm đóng chau chuốt,cẩn thận,kín đáo,đục chạm sắc nét,hoàn thiện kỹ càng,nhẵn nhọi. Đội ngũ thợ đục,chạm khắc đều là các thành viên con cháu trong nhà theo học nghề từ nhỏ.
+ Máy móc trang thiết bị tối tân,dàn cầu trục trọng lượng lớn đảm bảo tiến độ thi công. Mặt bằng nhà xưởng rộng dãi với 2 xưởng chính thi công và 1 xưởng phun sơn hoàn thiện.
+ Bảo hành công trình theo hợp đồng,với mỗi một nếp nhà là một đứa con tinh thần. Ngoài thi công nhà cổ,nhà gỗ xứ đoài còn nhận làm công nhà cổ. Bảo tồn trùng tu nhà cổ,tôn tạo di tích. Thi công Đình,Chùa trên cả nước.
Liên hệ nhà gỗ xứ đoài
Mọi thông tin về thi công chùa gỗ lim 3 gian,5 gian hay các hình thức nhà cổ khác,chất liệu khác. Xin quý khách vui long liên hệ:
Nhà gỗ xứ đoài 1: Đường phúc lợi Khu công nghiệp làng nghề mộc truyền thống. Xã canh nậu-huyện thạch thất-tỉnh hà tây cũ
Nhà gỗ xứ đoài 2: Đường bắc đám sào Khu công nghiệp làng nghề mộc truyền thống. Xã canh nậu-huyện thạch thất-tỉnh hà tây cũ
Điện thoại LH: 0936.184.333 _ Mr. Tiến hoặc 08.3773.6565_ Nghệ nhân: Nguyễn Đình Tĩnh
Nhà gỗ xứ đoài___Vang vọng tiếng xưa…