Thước tầm nhà gỗ kẻ truyền việt nam
Thước tầm nhà gỗ kẻ truyền việt nam. Quy thức kiến trúc nhà gỗ cổ Việt Nam là một trật tự hoặc là những quy định thống nhất về kích thước, các tương quan tỷ lệ giữa các chi tiết. Một trong số đó là thước tầm. Thước tầm được sử dụng xuyên suốt từ thời xa xưa của cha ông truyền lại cho đến ngày nay.Là cấu kiện quan trọng không thể thiếu đối với một nếp nhà gỗ dân gian truyền thống.
Cây thước tầm (hay sào mực,rui mực) là sợi chỉ đỏ nối liền tất cả các cấu kiện về một mối.Việc nhìn vào mực thước tầm,người thợ cả có thể hướng dẫn đặt các cột, kèo,xà vào mộng một cách chính xác để dựng nên một ngôi nhà gỗ truyền thống vững chãi.
Cây thước tầm là gì?
Cây thước tầm nhà gỗ (xào mực nhà gỗ), là một loại thước làm từ cây tre được đánh dấu bằng mực để ghi lại các kích thước trong quá trình thi công,sàm đóng, cũng như làm tư liệu để trùng tu sau này.
Loại tre được sử dụng làm cây thước tầm là cây trưởng thành,to khẻo có đường kính 5-6 cm,thân thẳng,đốt tre đều. tre có chiều dài hơn chiều cao của cột.
Tre sẽ được chẻ ra làm đôi, phần làm thước tầm sẽ được ngâm nước trong một khoảng thời gian dài để giữ cho thước có độ bền chắc, dẻo dai và không bị nứt vỡ.

Ký hiệu trên cây thước tầm nhà gỗ cổ truyền
Trong lòng máng tre sẽ ghi những ký hiệu cho phép xác định những khoảng đứng, khoảng ngang và khoảng chảy. Từ đó ấn định được các kích thước của những bộ phận như chiều cao cột cái, cột con và cột hiên. Bên cạnh đó thì cây thước sào còn được gia chủ ghi tên và ký lên đó
Thước tầm trong nhà gỗ còn là một bản vẽ thu nhỏ được các cụ tính toán về đơn vị đo định kích thước nhà gỗ cổ truyền vào một thanh tre.
Nếu là thợ lành nghề chỉ cần nhìn vào thước tầm là biết được hết các thông số của ngôi nhà,là tư liệu quan trọng trong quá trình thi công,sàm đóng nhà gỗ.
Tất cả các kích thước tính của công trình đều dựa theo “thước tầm”.được người thợ sử dụng xuyên suốt trong quá trình thi công.
Tỷ lệ đẹp trên thước tầm
Trong thức kiến trúc cổ Việt Nam, tất cả các kích thước tính của công trình đều dựa theo “thước tầm”, một cây thước được tính theo kích thước cơ thể gia chủ. Đây là một điều độc đáo, theo cách phân tích cái đẹp tỷ lệ thì thước tầm là modulor của kiến trúc cổ Việt Nam như modulor của kiến trúc Hy Lạp, tạo ra vẻ đẹp hình học tinh tế như độ dốc mái, tỉ lệ chiều cao mái với phần chân cột, sự thích hợp với người gia chủ.
Cấu tạo của cây thước tầm nhà gỗ
Trên cây thước tầm có thể tạm chia làm hai phần: phần tuyệt đối và phần tương đối với những mã quy ước kích thước nhất định, đồng thời cũng tạo nên sự ràng buộc chặt chẽ giữa chủ nhà và phường thợ cũng như giữa thợ cả và thợ phụ trong cùng một phường.
Phần tuyệt đối
Phần cứng bắt buộc người thợ cả và thợ phụ phải tuân thủ
Dấu mã trên mặt lưng thước ghi các thông số về độ rộng lòng nhà :
Trung câu (giữa câu) : ký hiệu điểm giữa của lòng nhà
Khoán câu : khoảng cách tim 2 cột cái
Khoán nách : khoảng cách từ tim cột cái đến tim cột quân
Khoán hiên : khoảng cách từ tim cột quân đến tim cột hiên
Dấu mã trên mặt bụng thước ghi các thông số về độ cao nhà :
Giọt nước (mày tàu) : khoảng cách từ mép dưới mái hiên xuống mặt nền.
Dạ hoành cột hiên : khoảng cách từ điểm dưới hoành ở cột hiên xuống mặt nền.
Dạ nách : khoảng cách từ bụng dưới xà nách, xà nối cột hiên với cột quân xuống mặt nền.
Dạ hoành cột quân : khoảng cách từ bụng của hoành ở đầu cột quân xuống mặt nền.
Dạ hoành cột cái : khoảng cách từ bụng của hoành ở đầu cột cái xuống mặt nền.
Dạ câu : là khoảng cách từ mặt bụng câu đầu xuống mặt nền.
Dạ nóc : là khoảng cách từ mặt bụng thượng lương xuống mặt nền.
Ngoài các mã cơ bản nêu trên thước, còn có thêm một số mã khác. Những mã này không phải là kích thước mà là để phân biệt các phần trong vì
Phần tương đối
Phần tuyệt đối giữa các tổ thợ không khác nhau nhiều, còn phần tương đối thì thiên biến vạn hóa, nhưng vẫn theo những quy luật cơ bản như: Thêm bớt chỉ tiết trong một số quy ước, đơn giản hay bay bướm theo cảm quan và tay nghề, … Tăng giảm số lượng các đơn vị mã trên thước tầm.
Như vậy, với những quy luật nêu trên, có thể tạo ra nhiều thước tầm khác nhau. Thước tầm, một khi đã dựng, coi như ngôi nhà đó đã được thiết kế.
Ý nghĩa của cây thước tầm nhà gỗ
Có thể nói việc làm nhà gỗ và cây thước tầm nhà gỗ là một bộ phần trong thể tách rời. Cây thước tầm không chỉ có ý nghĩa là ghi chép, đánh dấu lại kích thước của ngôi nhà.
Sử dụng cây thước tầm trong việc làm nhà gỗ mang lại tỷ lệ đẹp, hài hòa và cân đối.
Thước tầm còn có ý nghĩa trong việc làm tư liệu trong việc cải tạo, tu bổ nhà gỗ cổ đối với các thế hệ sau con cháu sau này.Để quá trình cải tạo,trùng tu diễn ra thuận lợi.
Trong quan niệm của người Việt, cây thước tầm còn có ý nghĩa cầu mong cho gia đình làm ăn thịnh vượng, thuận hòa, nhiều tài lộc.
Các đốt của cây thước cũng được tính toán kỹ càng để đảm bảo rơi vào cung mệnh đẹp phù hợp với gia chủ.
Vị trí lưu trữ của thước tầm nhà gỗ
Vào ngày tân gia (lễ hoàn thành hay còn gọi là lễ lạc thành, lễ gài xào), gia chủ làm lễ cúng gia tiên, báo cáo với thần linh thổ
Người thợ cả sẽ có nhiệm vụ gác cây thước tầm lên vị trí phía trên của 2 lưng câu đầu
Vị trí của thước tầm cho thấy sự quan trọng đối với nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ. Chính vì thế sẽ được đặt ở những nơi trên cao, thể hiện sự tôn kính và bảo vệ cây thước sào được bền lâu.
Cây thước tầm nhà gỗ như hộ mệnh cho căn nhà, chỉ khi nào gia chủ có ý định tu bổ, cải tạo nhà gỗ thì thợ cả mới lấy cây thước xuống để đo cắt các chi tiết, cấu kiện thay thế.

Làm nhà gỗ cổ truyền ở đâu uy tín?
Nhà gỗ xứ đoài là một gia đình làm nghề gia truyền lâu năm. Tính đến thời điểm này đã là đời thứ 3 theo nghề dựng nhà gỗ cổ truyền.
Đứng đầu là nghệ nhân Nguyễn Đình Tĩnh,người đã gắn bó với nghề từ năm 17 tuổi. Với kinh nghiệm và tâm huyết. Đến nay đã ngoài 60 tuổi ông vẫn miệt mài với nghề gia truyền của cha ông truyền lại.
Kết hợp với đó là thế hệ các con,các cháu trong gia đình,các bác các chú thợ kinh nghiệm. Tâm huyết,tay nghề cao đều là anh em trong gia đình nhà gỗ xứ đoài.

Thế mạnh của nhà gỗ xứ đoài
Là gia đình làm nghề nên thi công trực tiếp không qua trung gian. Với phương châm”mục sở thị”đến tận nơi,làm tận gốc. Nhà gỗ xứ đoài khuyến khích khách hàng gần xa đến tham quan trực tiếp nhà xưởng. Tham quan nhà mẫu thực tế để trải nghiệm và có cái nhìn sâu hơn về nhà cổ.
+ Khâu lựa chọn,kiểm định gỗ khắt khe. Sẻ sấy chuẩn chỉ đảm bảo thẩm mỹ và độ bền cao cho công trình.
+ Sàm đóng chau chuốt,cẩn thận,kín đáo,đục chạm sắc nét,hoàn thiện kỹ càng,nhẵn nhọi. Đội ngũ thợ đục,chạm khắc đều là các thành viên con cháu trong nhà theo học nghề từ nhỏ.
+ Máy móc trang thiết bị tối tân,dàn cầu trục trọng lượng lớn đảm bảo tiến độ thi công. Mặt bằng nhà xưởng rộng dãi với 2 xưởng chính thi công và 1 xưởng phun sơn hoàn thiện.
+ Bảo hành công trình theo hợp đồng,với mỗi một nếp nhà là một đứa con tinh thần. Ngoài thi công nhà cổ,nhà gỗ xứ đoài còn nhận làm công nhà cổ. Bảo tồn trùng tu nhà cổ,tôn tạo di tích. Thi công Đình,Chùa trên cả nước.
Liên hệ nhà gỗ xứ đoài
Mọi thông tin về nhà gỗ kẻ truyền 5 gian,3 gian hay các hình thức nhà cổ khác,chất liệu khác. Xin quý khách vui long liên hệ:
Nhà gỗ xứ đoài 1: Đường phúc lợi Khu công nghiệp làng nghề mộc truyền thống. Xã canh nậu-huyện thạch thất-tỉnh hà tây cũ
Nhà gỗ xứ đoài 2: Đường bắc đám sào Khu công nghiệp làng nghề mộc truyền thống. Xã canh nậu-huyện thạch thất-tỉnh hà tây cũ
Điện thoại LH: 0936.184.333 _ Mr. Tiến hoặc 08.3773.6565_ Nghệ nhân: Nguyễn Đình Tĩnh
Nhà gỗ xứ đoài___Vang vọng tiếng xưa…